Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

Trẻ nên học giao tiếp hay ngữ pháp trước

Hiểu được tầm quan trọng và sự phổ biến của tiếng Anh trong thời đại toàn cầu hiện nay, hầu hết ba mẹ đều muốn con tiếp cận ngôn ngữ này từ rất sớm. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu dạy học tiếng Anh cho trẻ em, ba mẹ cần xác định cho con học với mục đích gì và nên bắt đầu từ đâu? Việc tập trung vào việc học ngữ pháp hay tăng cường kỹ năng giao tiếp sẽ có ích hơn cho sự phát triển của trẻ? Cùng IGEMS khám phá câu trả lời qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Nên ưu tiên cho trẻ học ngữ pháp hay kỹ năng giao tiếp trước?

Ngôn ngữ chính là sự bắt chước. Trẻ nhỏ học nói thông qua sự tiếp xúc với ngôn ngữ trong suốt quá trình ấu thơ. Bộ não của trẻ lắng nghe, ghi nhớ và sử dụng ngôn ngữ mà chúng nghe được. Vì vậy, để bắt đầu học một ngôn ngữ mới, trẻ nên bắt đầu từ việc học giao tiếp. Nếu trong giai đoạn đầu tiên, nếu phải học tiếng Anh qua những cấu trúc câu và điểm ngữ pháp khô khan, khó nhớ, trẻ có thể cảm thấy "chán ghét" ngôn ngữ này và tạo ra một rào cản vô hình giữa trẻ và tiếng Anh.

Đối với trẻ em, học giao tiếp luôn hiệu quả hơn so với việc bắt đầu từ lý thuyết. Ba mẹ nên sử dụng mỗi người một ngôn ngữ khác nhau khi nói chuyện với con. Trẻ em có cách diễn giải ngôn ngữ khác với người lớn.

Ví dụ, khi nói "apple" nghĩa là quả táo, trẻ sẽ nghĩ rằng quả táo có hai cách gọi: một là "táo" và cách gọi khác là "apple".

Vậy tại sao cần học giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài?

Khi dạy học tiếng Anh giao tiếp cho bé với giáo viên Việt, trẻ sẽ luôn hiểu được thầy cô giáo nói gì vì nội dung thường được dịch sang tiếng Việt. Điều này khiến trẻ lười tư duy khi học tiếng Anh và có thể dẫn đến việc "loạn ngôn ngữ" do trẻ tiếp nhận đồng thời hai hệ thống ngôn ngữ có trật tự từ và cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Do đó, để phát triển toàn diện kỹ năng giao tiếp, trẻ nên được tiếp xúc với giáo viên nước ngoài vì ba lý do chính sau:

  • Hiểu được tư duy ngôn ngữ nhờ hệ thống ngữ pháp khác biệt.

  • Được học và chỉnh sửa phát âm chính xác chuẩn bản ngữ.

  • Có cơ hội tiếp thu và hiểu biết thêm về văn hóa nước ngoài.

Trẻ học giao tiếp tiếng Anh từ sớm có ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh chính quy không?

Hệ thống giáo dục chính quy hiện nay rất chú trọng vào từ vựng và cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Kiến thức trong sách giáo khoa chủ yếu phục vụ cho việc học tập và giúp các em vượt qua các bài thi trong nước cũng như các kỳ thi năng lực sau này. Tuy nhiên, trong hệ thống giáo dục này, ít có môi trường để các em rèn luyện kỹ năng phát âm và giao tiếp tiếng Anh.

Trong khi đó, học giao tiếp cung cấp cho trẻ một môi trường để áp dụng và thực hành những gì đã học trên lớp. Khi trẻ có thể sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai được trẻ ghi nhớ và không dễ bị lãng quên như khi chỉ học từ vựng và ngữ pháp.

Hiểu rõ những lợi ích của việc học ngoại ngữ từ sớm và sự ưu việt của việc học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, IGEMS mang đến một nền tảng học tập tiện lợi và hiệu quả. Với phương thức học tiếng Anh Online 1 kèm 1, chương trình học chuẩn quốc tế và cá nhân hóa tối đa theo trình độ của từng học sinh, cùng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và thân thiện, IGEMS giúp tạo nền tảng vững chắc để các con tiến bộ mỗi ngày.



Hy vọng với bài viết trên IGEMS đã giúp ba mẹ phần nào nắm được lộ trình học phù hợp cho con. Mỗi bé sẽ phù hợp với từng phương pháp học và từng hệ giáo viên khác nhau, ba mẹ hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn chương trình học cho con nhé. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn, ba mẹ có thể liên hệ với IGEMS để được hỗ trợ nhanh nhất. 


Xem thêm...

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2024

Lộ trình học từ vựng tiếng Anh cho bé giai đoạn 6 - 10 tuổi (phần 2)

Trong phần 1, IGEMS đã giới thiệu tới ba mẹ lộ trình học từ vựng cho trẻ từ 3 - 7 tuổi. Bài viết này ba mẹ hãy cùng khám phá phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ em giai đoạn từ 8-10 tuổi. Đây là giai đoạn bé đã có nền tảng cơ bản, lượng kiến thức cần học cũng nhiều hơn. 

Giai đoạn bứt phá (8 tuổi)

Ở tuổi lên 8, trẻ đã quen thuộc với việc học tập tại trường, làm cho việc tiếp thu ngữ pháp tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Mục tiêu học tập tiếng Anh của trẻ được nâng cao, bao gồm việc nắm bắt các mẫu câu dài và từ vựng chuyên sâu hơn. Đây là giai đoạn tăng tốc, giúp trẻ có thể phát triển một đoạn hội thoại hoàn chỉnh, thay vì chỉ sử dụng các mẫu câu đơn giản và phổ thông như trước đây.

Mục tiêu cần đạt

  • Tiếp tục làm quen và học các tổ hợp phụ âm (consonant blends/clusters) trong tiếng Anh.

  • Nghe và trả lời được hỏi về khả năng và sở thích bằng 1 – 3 từ hoặc một số mẫu câu quen thuộc

  • Nghe và làm theo được từ 2 đến 3 yêu cầu đơn giản, quen thuộc.

  • Nhắc lại và nói từ chỉ người, tên đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc trong phạm vi khoảng 300 từ/cụm từ.

Các chủ đề từ vựng 


Chủ đề

Từ vựng

Đồ ăn

rice (cơm), noodles (mì), bread (bánh mì), pasta (mì ống), soup (súp),…

Thể thao

soccer (bóng đá), tennis (quần vợt), badminton (cầu lông), cycling (đạp xe), running (chạy bộ),…

Môn học

mathematics (toán học), history (lịch sử), geography (địa lý), art (nghệ thuật), music (âm nhạc), physical education (giáo dục thể chất),…

Đồ dùng học tập

compass (com-pa), protractor (thước đo góc), index cards (thẻ ghi chú), ruler (thước kẻ), glue (keo dán), scissors (cái kéo),…

Hoạt động

play (chơi), run (chạy), jump (nhảy), read (đọc sách), draw (vẽ), sing (hát), dance (nhảy múa),…

Ba mẹ cần lưu ý

  • Tạo môi trường học tập tích cực, khuyến khích trẻ tham gia và phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ, xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Anh trong tương lai.

  • Mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh qua việc nghe các câu chuyện, bài hát, và đoạn phim ngắn.

  • Học và nhận biết các âm mới của tiếng Anh, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động hàng ngày.

Giai đoạn hoàn thiện (9 – 10 tuổi)

Bước vào giai đoạn 9 – 10 tuổi, trẻ đã tích lũy được kiến thức và kỹ năng tiếng Anh cơ bản, tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập tiếp theo. Việc học từ vựng và phát triển kỹ năng ngôn ngữ trở nên hệ thống hơn, với mục tiêu giúp trẻ nói lưu loát và hình thành phản xạ giao tiếp nhanh nhạy.

Mục tiêu cần đạt

  • Học và sử dụng các nguyên âm p ngắn (short vowels) một cách chính xác.

  • Nghe và nhận biết từ chỉ người, tên đồ vật, và các từ vựng quen thuộc với lứa tuổi trong phạm vi khoảng 400 từ/cụm từ.

  • Hoàn thành tốt các dạng bài thi nghe Cambridge Starters.

  • Có khả năng trả lời và phản xạ lại những chỉ dẫn, câu hỏi bằng các câu hoàn chỉnh.

Các chủ đề từ vựng 


Chủ đề

Từ vựng

Phương tiện giao thông

car (ô tô), bicycle (xe đạp), bus (xe buýt), truck (xe tải), van (xe chở hàng), airplane/aircraft (máy bay),…

Khoa học, thiên văn

telescope (kính viễn vọng), microscope (kính hiển vi), solar system (hệ Mặt Trời), planet (hành tinh), star (ngôi sao), galaxy (thiên hà), meteor (sao băng), eclipse (nhật thực, nguyệt thực),…

Thiên nhiên

forest (rừng), river (sông), mountain (núi), lake (hồ), beach (bãi biển), desert (sa mạc), waterfall (thác nước),…

Cảm xúc

brave (dũng cảm), friendly (thân thiện), helpful (nhiệt tình giúp đỡ), responsible (trách nhiệm), confident (tự tin),…

Nghề nghiệp

doctor (bác sĩ), teacher (giáo viên), engineer (kỹ sư), chef (đầu bếp), scientist (nhà khoa học), police officer (cảnh sát),…

Lưu ý cho ba mẹ

  • Thiết kế lộ trình học phù hợp với sự phát triển tự nhiên của trẻ, khuyến khích sự tò mò và khám phá.

  • Sử dụng các công cụ học tập như flashcards, hình ảnh, biểu đồ để giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ từ vựng hiệu quả.

  • Tạo môi trường học tập tích cực, thúc đẩy trẻ tham gia và phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ.

  • Tiếp tục mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh qua việc nghe các câu chuyện, bài hát, đoạn phim ngắn.

  • Học cách phát âm và nhận biết các âm thanh mới của tiếng Anh, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động hàng ngày.


Kết luận

Lộ trình học từ vựng tiếng Anh cho trẻ từ 3 – 10 tuổi cần được thiết kế hợp lý, áp dụng các phương pháp học phù hợp để đảm bảo hiệu quả. IGEMS sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ ba mẹ trong quá trình học tiếng Anh cùng con. Đừng quên truy cập website của IGEMS để nhận thêm nhiều tài liệu học tập miễn phí và cập nhật thông tin mới nhất.


Xem thêm...

Lộ trình học từ vựng tiếng Anh cho bé giai đoạn 6 - 10 tuổi (phần 1)

Để trẻ thành thạo tất cả các kỹ năng và kiến thức tiếng Anh, đặc biệt là từ vựng, cần phải có một lộ trình học từ vựng rõ ràng và bài bản. Trong phần 1, IGEMS sẽ chia sẻ chi tiết về lộ trình dạy học tiếng Anh cho trẻ em từ 3- 7 tuổi, nhằm giúp các bé học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.

Giai đoạn khởi động (3 – 4 tuổi)

Ở độ tuổi từ 3 đến 4, mục tiêu chính là giúp trẻ làm quen với tiếng Anh một cách tự nhiên và khoa học. Ba mẹ nên tạo điều kiện để con tiếp cận với ngôn ngữ thông qua các chủ đề gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, cần rèn luyện khả năng nghe chính xác các âm tiếng Anh cơ bản để trẻ có thể “bắt chước” và phát âm theo những âm đã nghe.

Trong giai đoạn này, ba mẹ nên tập trung phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Đây là bước đệm quan trọng giúp con có nền tảng vững chắc cho việc phát triển ngôn ngữ sau này.

Mục tiêu cần đạt

  • Nhận biết và có thể phát âm 17 âm đầu (A – Q) trong bảng chữ cái Alphabet.

  • Ghi nhớ khoảng 50 từ/cụm từ liên quan đến người, đồ vật, màu sắc, số đếm, đồ chơi,…

  • Có khả năng trả lời bằng 1 – 2 từ hoặc các mẫu câu đơn giản, quen thuộc khi chào hỏi, tạm biệt và trả lời tên.

Các chủ đề từ vựng

  • Số đếm: Giúp phát triển khả năng toán học của bé với các từ như zero (0), one (1), two (2), three (3), four (4), five (5),…

  • Màu sắc: Nhận biết nhóm màu sắc cơ bản để trẻ mô tả và nhận diện sự vật bằng tiếng Anh với các từ như red (đỏ), yellow (vàng), black (đen), white (trắng), pink (hồng),…

  • Đồ chơi: Học các từ đơn giản và dễ nhớ như doll (búp bê), ball (quả bóng), lego (đồ lắp ghép),…

Lưu ý cho ba mẹ

  • Trẻ ở độ tuổi này có khả năng tập trung ngắn, vì vậy thời gian học lý tưởng là 15 – 20 phút.

  • Cho trẻ làm quen với tiếng Anh qua các hoạt động vui chơi và giải trí hàng ngày như chơi trò chơi, hát múa, kể chuyện.

  • Nhiệm vụ của trẻ trong giai đoạn này chỉ cần làm quen với âm thanh và cách phát âm của các từ vựng trong các chủ đề trên.

Giai đoạn nền tảng (4 – 5 tuổi)

Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển hai kỹ năng nghe và nói, ba mẹ cần đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giúp trẻ nắm vững từ vựng và các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản. Ở giai đoạn này, trẻ đã có ý thức và biết cách áp dụng các quy tắc do người lớn hướng dẫn để học ngôn ngữ mới, khiến việc học từ vựng trở nên dễ dàng hơn.

Mục tiêu cần đạt

  • Nhận biết và phát âm được 9 âm còn lại (R – Z) trong bảng chữ cái Alphabet, đồng thời làm quen với một số nguyên âm dài.

  • Ghi nhớ khoảng 100 từ/cụm từ liên quan đến động vật, cơ thể, quần áo, nhà cửa,…

  • Có khả năng trả lời bằng 1 – 3 từ hoặc các mẫu câu đơn giản, quen thuộc khi được hỏi về bản thân và gia đình.

Các chủ đề từ vựng 

  • Động vật: Giúp trẻ nhận biết các con vật cơ bản như: dog (chó), cat (mèo), bear (gấu), bird (chim), fish (cá),…

  • Bộ phận cơ thể người: Các từ như head (đầu), face (mặt), eyes (mắt), nose (mũi), mouth (miệng), ears (tai), hair (tóc), chin (cằm),…

  • Quần áo: Từ vựng liên quan đến trang phục như skirt (chân váy), dress (váy), T-shirt (áo phông),…

  • Nhà cửa: Các từ như house (nhà), room (phòng), bedroom (phòng ngủ), living room (phòng khách), kitchen (phòng bếp), bathroom (phòng tắm),…

Ba mẹ cần lưu ý
  • Thiết kế lộ trình học: Lộ trình học từ vựng tiếng Anh cho trẻ trong giai đoạn nền tảng cần phù hợp với sự phát triển tự nhiên của trẻ, khuyến khích sự tò mò và khả năng tự khám phá.

  • Sử dụng công cụ học tập: Sử dụng hình ảnh, biểu đồ và các công cụ học tập như flashcards để giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ từ vựng hiệu quả.

  • Thời gian học: Thời gian học thích hợp là khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày, kết hợp học từ vựng thông qua các hoạt động vui chơi và thực hành.

Giai đoạn tăng tốc (6 – 7 tuổi)

Trong độ tuổi 6 – 7, trẻ chuyển từ môi trường mầm non lên bậc tiểu học, trở nên cởi mở hơn trong giao tiếp. Trẻ có khả năng nghe và mô phỏng rất nhanh, đồng thời có nhu cầu bộc lộ cảm xúc và thể hiện quan điểm cá nhân một cách thẳng thắn. Đây là thời điểm thuận lợi để trẻ phát triển cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Ba mẹ cần tận dụng giai đoạn này và xây dựng lộ trình học từ vựng tiếng Anh phù hợp cho con.

Mục tiêu cần đạt

  • Biết cách phát âm một số tổ hợp phụ âm (consonant blends/clusters) trong tiếng Anh.

  • Nghe và trả lời được hỏi về khả năng và sở thích bằng 1 – 3 từ hoặc một số mẫu câu quen thuộc.

  • Nghe và hiểu khoảng 200 từ/cụm từ chỉ người, đồ vật, và các khái niệm quen thuộc với lứa tuổi.

Các chủ đề từ vựng cần tập trung


Chủ đề

Từ vựng

Sở thích

hiking (leo núi), camping (cắm trại), fishing (câu cá), traveling (du lịch), playing video games (chơi game),…

Hình khối

circle (hình tròn), square (hình vuông), rectangle (hình chữ nhật), triangle (hình tam giác), oval (hình bầu dục), octagon (hình bát giác),…

Thời tiết

weather (thời tiết), sunny (nắng), cloudy (nhiều mây), snowy (tuyết), windy (gió),…

Tính từ mô tả sự vật

big (lớn), small (nhỏ), tiny (rất nhỏ), round (tròn), square (vuông), smooth (mượt mà), old (cũ),…

Ba mẹ cần lưu ý

  • Tạo một môi trường học tập vui vẻ, khuyến khích trẻ tham gia và phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ.

  • Học từ vựng tiếng Anh qua việc nghe các câu chuyện, bài hát, đoạn phim ngắn.

  • Làm quen và nhận biết cách phát âm và các âm thanh mới của tiếng Anh.

Giai đoạn từ 3 - 7 tuổi là giai đoạn để bé bắt đầu làm quen với những kiến thức cơ bản nhất. Mỗi bé sẽ phù hợp với từng giai đoạn và cách học khác nhau, ba mẹ hãy lựa chọn phương pháp học phù hợp nhất với bé nhé. 


Xem thêm...

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

5 định hướng quan trọng cho bé học tiếng Anh

Khi học tiếng Anh, mỗi bé sẽ có khả năng tiếp thu và phong cách học tập riêng biệt. Khi được áp dụng một phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ em phù hợp, các bé sẽ cảm thấy hứng thú và tập trung hơn vào nội dung bài học, từ đó tiến bộ nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. Hãy cùng IGEMS khám phá 5 phương pháp học tập mà chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp trong bài viết dưới đây!

Bé học tiếng Anh thông qua thị giác

Học qua thị giác là khi bé tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức thông qua hình ảnh. Khi học tiếng Anh theo phương pháp này, bé thường có những đặc điểm sau:

  • Bé có trí tưởng tượng phong phú, dễ mất tập trung và hay mơ mộng.

  • Bé thường nắm bắt tốt ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể và nét mặt.

  • Bé tiếp thu hiệu quả khi quan sát và đọc bản đồ, biểu đồ.

  • Bé cần phải hình dung các từ trước khi viết để viết đúng chính tả.

  • Bé thích xem video, thẻ flash card, tranh ảnh và rất thích vẽ.

  • Bé ghi nhớ thông tin nhanh hơn khi sử dụng danh sách hoặc checklist.


Những bé theo phương pháp học này thường có năng khiếu nghệ thuật, thiên hướng cầu toàn, thích sự hoàn hảo và có tính tổ chức cao. Bé dễ dàng xác định các hình mẫu và tiếp thu thông tin tốt hơn qua hình ảnh, video, đồ thị, bảng biểu và sơ đồ nhiều màu sắc. Khi học, bé cần một môi trường yên tĩnh để không bị xao nhãng bởi tiếng ồn. Với cách học này, bé sẽ có xu hướng học toàn diện và tiếp thu thông tin hiệu quả hơn thông qua các hình ảnh trực quan.

Bé học tiếng Anh thông qua thính giác

Học qua thính giác là khi bé có cảm giác về nhịp điệu tốt, đặc biệt thích xem video clip, nghe hội thoại và âm nhạc. Đây là nhóm trẻ có khả năng nghe tốt, và thường thu hút bởi các buổi thuyết trình, bài giảng và bài phát biểu. Khi học tiếng Anh theo định hướng này, bé thường có những đặc điểm sau:

  • Bé thích nói chuyện và có thể nói thường xuyên với mọi người hoặc tự luyện tập nói với bản thân.

  • Bé rất thích thú khi được nghe các bài giảng, thảo luận hay hội thoại.

  • Bé có thể nhớ tên nhưng khó nhớ được khuôn mặt.

  • Bé có xu hướng thể hiện cảm xúc của mình bằng âm điệu và âm lượng của giọng nói.

  • Bé có thể cảm thụ qua âm nhạc. Bé rất khó tập trung nếu môi trường học tập không yên tĩnh,.

Đối với những bé có định hướng học thính giác, việc sử dụng các phương tiện âm thanh và thực hành nghe sẽ giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Một môi trường yên tĩnh là điều cần thiết để giúp bé tập trung học tập tốt hơn.

Bé học tiếng Anh thông qua ngôn ngữ

Học qua ngôn ngữ là khi bé chủ yếu học và tiếp thu thông qua lời nói, thích sử dụng các từ ngữ trong cả bài nói và viết. Bé có khả năng nhanh chóng học từ mới và sử dụng từ vựng linh hoạt. Khi học tiếng Anh theo định hướng này, bé thường có những đặc điểm sau:

  • Bé thích học từ vựng và dễ dàng học từ mới; sử dụng từ vựng rất linh hoạt, nhanh nhạy.

  • Bé thích các hoạt động đọc và viết, cũng như các trò chơi như Scrabble, Boggle và các câu đố ô chữ.

  • Bé có năng khiếu học ngôn ngữ mới.

  • Bé thường đặt ra các câu hỏi thường xuyên và diễn đạt hiệu quả bằng lời nói.

  • Bé thường nói nhiều về những gì đọc được và ghi nhớ các câu trích dẫn, thích chơi chữ và vần điệu.

Khi định hướng bé học tiếng Anh theo hướng này, nên tập trung vào các hoạt động nói, tương tác trong nhóm. Cách hiệu quả nhất là khuyến khích bé thường xuyên trò chuyện, chia sẻ ý kiến và tham gia các hoạt động nói chuyện với người nước ngoài để cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bé.

>>> Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn khóa học hè tiếng Anh cho bé

Bé học tiếng Anh thông qua vận động

Học qua vận động là phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ em mà phần lớn trẻ em rất thích, trẻ học tập hiệu quả nhất thông qua hoạt động thực hành. Khi học tiếng Anh theo định hướng này, bé thường có những đặc điểm sau:

  • Bé học tiếng Anh hiệu quả thông qua các hoạt động thực hành.

  • Bé khó chịu khi phải ngồi yên trong khoảng thời gian dài.

  • Bé thường gặp khó khăn để có thể tập trung và chú ý.

  • Bé thích những ngành nghề liên quan đến biểu diễn và vận động thể thao.

  • Bé luôn đầy năng lượng, thích vui chơi và nô đùa.

Đối với những bé có định hướng học qua vận động, việc kết hợp các hoạt động thể chất và học tập sẽ giúp bé tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả. Nên tạo ra môi trường học tập động lực và sáng tạo, giúp bé phát huy tối đa sở thích và năng lượng tích cực của mình trong quá trình học tập.

Bé học tiếng Anh thông qua tư duy logic

Học qua tư duy logic là phương pháp mà những bé có khả năng phân tích, suy luận và yêu thích các con số thường áp dụng. Khi bé học tiếng Anh theo định hướng này, thường có những đặc điểm sau:

  • Bé thường tự lập kế hoạch và sắp xếp các hoạt động một cách chi tiết.

  • Bé dễ bị thu hút bởi các trò chơi chiến lược.

  • Bé thường tò mò, tự khám phá và ưa thích hình ảnh hơn là lời nói.

  • Bé có mục tiêu cao, luôn tìm kiếm các quy tắc.

  • Bé gặp khó khăn khi phải nhìn ảnh lớn và thích theo khuôn mẫu nhất định.

  • Bé thích các lĩnh vực liên quan đến lập trình máy tính, toán học và khoa học.

Khi cho bé học theo định hướng này, tốt nhất là kết hợp với các bộ môn STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) hoặc các hoạt động kích thích tư duy. Điều này giúp bé dễ dàng kết nối và nhận dạng các vấn đề một cách nhanh chóng, đồng thời phát triển các kỹ năng tiếng Anh một cách hiệu quả và có hệ thống.

Thông qua 5 định hướng trên, hy vọng ba mẹ có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp cho bé một môi trường học tập đúng đắn và phù hợp. Với các hoạt động phù hợp, sẽ khơi gợi niềm đam mê và yêu thích học hành ở bé, từ đó đặt nền tảng vững chắc giúp bé phát triển tốt trong tương lai.

Thông qua việc lựa chọn các phương pháp học tập thích hợp như học qua thị giác, thính giác, vận động, tư duy logic và ngôn ngữ, ba mẹ có thể tăng cường sự hứng thú và khả năng học tập của bé. Điều này không chỉ giúp bé phát triển các kỹ năng tiếng Anh mà còn thúc đẩy sự nghiệp học hành và sự tự tin của bé trong môi trường giáo dục và xã hội.



Xem thêm...

Tổng số lượt xem trang

Google dịch

Designed By Tiếng anh online cho bé | Liên hệ: 0359931252